(GDVN) - "Chưa muốn biết nghĩa vụ đã muốn quyền lợi, hoang sơ trong giao tiếp hiện đại, coi thường uy tín và lời cam kết, ơ hờ và lười biếng, vô trách nhiệm và bội ước...", là những thói xấu của những cử nhân tương lai được độc giả vốn đang là chủ quán cà phê nho nhỏ ở Hà thành đúc kết qua những lần tuyển dụng.
"Đất nước lâm ly trong bối cảnh thời khủng hoảng có tính toàn cầu, vả lại bản tính thích “đánh đu” với đời, ta mở 1 cái quán cà phê nho nhỏ, xinh xinh ở xứ Hà Thành (người ta vẫn gọi là địa danh ngàn năm văn hiến với niềm tự hào thiêng liêng đến mức gọi rùa Hồ Gươm là cụ và định xem nó là quốc bảo).
Phàm là mở kinh doanh, tất phải tuyển người, ta cứ ngỡ, hiện thời thất nghiệp nhiều thì việc thu nạp nhân lực không hề khó. Thế nhưng ta đã nhầm.
Đưa thông tin tuyển dụng lên mạng, ta nhận được nhiều liên hệ, chủ yếu của giới trẻ những người gọi là “sinh viên”. Có một thời, các học giả đã luận tranh xếp sinh viên thuộc hàng trí thức vậy.
Nhiều kiểu hỏi, nhiều kiểu giao tiếp nhưng tựu chung lại, tất thảy, họ không quên câu hỏi đầu tiên, làm vậy lương thế nào anh?
Ta thầm nghĩ, đôi khi vì hơi bực ta nói với họ, con người là nguồn lực quí nhất của mọi hoạt động, nhưng con người vốn có tính riêng biệt cao, giá trị sức lao động không phải thứ hàng hóa vô tri, không thể bày ra siêu thị dán giá đồng loạt nên đó, cho nên muốn nói về lương hãy chuẩn bị một cuộc trao đổi trực tiếp, ở đó bạn có điều kiện thể hiện bản thân và người chủ có thể cảm nhận bạn thế nào? Dường như họ không hiểu điều đó.
Phàm là mở kinh doanh, tất phải tuyển người, ta cứ ngỡ, hiện thời thất nghiệp nhiều thì việc thu nạp nhân lực không hề khó. Thế nhưng ta đã nhầm.
Đưa thông tin tuyển dụng lên mạng, ta nhận được nhiều liên hệ, chủ yếu của giới trẻ những người gọi là “sinh viên”. Có một thời, các học giả đã luận tranh xếp sinh viên thuộc hàng trí thức vậy.
Nhiều kiểu hỏi, nhiều kiểu giao tiếp nhưng tựu chung lại, tất thảy, họ không quên câu hỏi đầu tiên, làm vậy lương thế nào anh?
Ta thầm nghĩ, đôi khi vì hơi bực ta nói với họ, con người là nguồn lực quí nhất của mọi hoạt động, nhưng con người vốn có tính riêng biệt cao, giá trị sức lao động không phải thứ hàng hóa vô tri, không thể bày ra siêu thị dán giá đồng loạt nên đó, cho nên muốn nói về lương hãy chuẩn bị một cuộc trao đổi trực tiếp, ở đó bạn có điều kiện thể hiện bản thân và người chủ có thể cảm nhận bạn thế nào? Dường như họ không hiểu điều đó.
1. Đó là thói xấu chưa muốn biết nghĩa vụ đã muốn quyền lợi
Nhiều em đột ngột đến tận nơi không hề hẹn trước, cứ như ở chỗ ta là cái phòng trọ họ vẫn đi về tùy đến phát ươn người. Đang bận việc, vì lẽ “lịch sự” ta phải tiếp họ, nhưng thật ra cuộc nói chuyện rất không có lửa, họ ra về chóng vánh để lại cho ta một cảm xúc trầm, đương nhiên kết quả tuyển dụng là số 0.
2. Đó là sự hoang sơ trong giao tiếp hiện đại
Nhiều em, sau cuộc gặp trao đổi, hẹn ước ngày giờ đi làm như đinh đóng cột, ta còn nhắc lại, nếu nhận lời nhớ đúng hẹn, thế nhưng đến ngày hẹn, chả thấy “bóng chim, tăm cá” nơi đâu. Điện thoại cũng không phản hồi. Ta bỗng lại thấy nản.
3. Đó là sự coi thường uy tín và lời cam kết
Rồi, vài em cũng đến làm, xin kể ra đây: "Dạ, em là sinh viên năm 2 Học viện Ngân hàng. Nhà em không khá giả, em đi làm phụ thêm tiền học". Tốt quá, ta ủng hộ và cảm phục. Ngày 1, em đến, ta chỉ bảo cặn kẽ loạt công việc cần làm, những tưởng em có khả năng nhớ, khả năng tổng hợp và vận dụng. Thế nhưng, em làm một việc qua loa rồi ngồi buâng khuâng, hờ hững nhìn ra phố như nhìn vào 1 cõi vô định. Ta lại phải nhắc, đến việc gì nhắc việc đó. Ta bỗng thấy mệt mỏi và hết nhắc nữa, hôm sau ta đành trả lại em với cái Học viện Ngân hàng to tướng đó.
4. Đấy là sự ơ hờ và lười biếng
Dạ, em là sinh viên mới tốt nghiệp luật sư, đang chờ việc muốn đi làm trong lúc thừa thãi thời gian, thiếu ý tưởng và chẳng muốn về quê. Ồ, hay quá, em chịu khó vậy ta quí lắm, quán ta tuyển hẳn được 1 luật sư, mà luật sư ở xứ này, thật ra chỉ là cái áo rộng thùng thình chưa che được kín thân. Em đi làm được 2 ngày, ngày thứ 3, đến giờ làm chả thấy em đâu, ta lại phải bốc máy điện thoại, bên kia đầu sóng, em trả lời thản nhiên, em phải về quê với anh em, em không đi làm nữa. Ô, sao lạ vậy nhỉ? Ta bỗng thấy chán hơn.
5. Đấy là thói vô trách nhiệm, bội ước
Vâng, em là sinh viên năm 3 ĐH Kinh tế Quốc dân. Ôi tốt quá, em học cái ngành lo cho kinh tế cả một quốc gia cơ mà, vậy em lo cái quán bé xíu của anh chắc hẳn quá ok? Dạ, em sẽ cố gắng. Nhưng ta thầm nghĩ, học cái “vĩ đại” thế có khi lại không làm tốt cái nhỏ ấy chứ? Dao mổ trâu sao mổ được gà nhỉ? Em hẹn ngày đi làm hăng hái lắm. Rồi bỗng dưng em xin về quê ăn giỗ tận 5 ngày, sau đó dường như cỗ quê nhiều mỡ, đầu óc em bị bao bọc bởi mỡ nên lên Hà Nội em ỉu xìu, thôi em chả đi làm nữa. Quán ta lại tiếc ngẩn ngơ một ngôi sao chưa sáng đã tắt ngấm.
6. Đấy là thói học mà không hành
Anh ơi, em ra trường đi làm 1 năm rồi, công việc ở công ty khó khăn quá, em muốn xin đi làm thêm, bố mẹ em ở nhà bị bệnh gian nan lắm, anh giúp em nhé. Ồ, không sao em, không phải anh giúp mà là hợp tác làm việc thôi em, anh sẵn sàng.
Sau đó, phỏng vấn sâu hơn qua chat, tinh thần cuộc chat của em vẫn đầy khí chất đi làm, thế nhưng bỗng dưng cuối cuộc em lặng lẽ, kiệm lời, không nhắc đến ngày đi làm nữa, hỏi kỹ ta được em nói, người yêu em không đồng ý.
Quá tốt, em có người yêu thật vĩ đại, biết lo cho em. Ta hỏi, thế người yêu em làm gì? Dạ, người yêu em cũng mới ra trường, đang thuê trọ đi làm tạm thời. À, ra vậy, thế thì chàng ấy mới chỉ vĩ đại ở tư tưởng thôi em. Chàng ấy chưa phải chịu trách nhiệm gì với sự thành bại của em, cũng chưa thể cảm đau nỗi đau của bố, mẹ em đâu em ạ. Thôi, ta chúc em vượt qua khó khăn bởi tình yêu đó vậy. Ta bỗng cảm thấy hơi thương thương em vì sự ngây thơ.
7. Đó là thói thụ động và lệ thuộc
Ta chẳng kể hết được những trường hợp ta gặp, ta ngẫm ra đây. Có điều, ta nghĩ, cho dù thời thế có biến thiên, thì Đại học vẫn được khái niệm mĩ miều là nơi mà người dạy, người học có thể mang đến cho nhau một phương pháp tư duy, một phương pháp làm việc, một lý thuyết thích ứng cuộc sống, mà thời nay, người ta còn gọi là kỹ năng mềm.
Tựu chung lại, thói xấu của giới trẻ, có lẽ ở chỗ xa rời và coi thường kỹ năng mềm.
Nhiều em đột ngột đến tận nơi không hề hẹn trước, cứ như ở chỗ ta là cái phòng trọ họ vẫn đi về tùy đến phát ươn người. Đang bận việc, vì lẽ “lịch sự” ta phải tiếp họ, nhưng thật ra cuộc nói chuyện rất không có lửa, họ ra về chóng vánh để lại cho ta một cảm xúc trầm, đương nhiên kết quả tuyển dụng là số 0.
2. Đó là sự hoang sơ trong giao tiếp hiện đại
Nhiều em, sau cuộc gặp trao đổi, hẹn ước ngày giờ đi làm như đinh đóng cột, ta còn nhắc lại, nếu nhận lời nhớ đúng hẹn, thế nhưng đến ngày hẹn, chả thấy “bóng chim, tăm cá” nơi đâu. Điện thoại cũng không phản hồi. Ta bỗng lại thấy nản.
3. Đó là sự coi thường uy tín và lời cam kết
Rồi, vài em cũng đến làm, xin kể ra đây: "Dạ, em là sinh viên năm 2 Học viện Ngân hàng. Nhà em không khá giả, em đi làm phụ thêm tiền học". Tốt quá, ta ủng hộ và cảm phục. Ngày 1, em đến, ta chỉ bảo cặn kẽ loạt công việc cần làm, những tưởng em có khả năng nhớ, khả năng tổng hợp và vận dụng. Thế nhưng, em làm một việc qua loa rồi ngồi buâng khuâng, hờ hững nhìn ra phố như nhìn vào 1 cõi vô định. Ta lại phải nhắc, đến việc gì nhắc việc đó. Ta bỗng thấy mệt mỏi và hết nhắc nữa, hôm sau ta đành trả lại em với cái Học viện Ngân hàng to tướng đó.
4. Đấy là sự ơ hờ và lười biếng
Dạ, em là sinh viên mới tốt nghiệp luật sư, đang chờ việc muốn đi làm trong lúc thừa thãi thời gian, thiếu ý tưởng và chẳng muốn về quê. Ồ, hay quá, em chịu khó vậy ta quí lắm, quán ta tuyển hẳn được 1 luật sư, mà luật sư ở xứ này, thật ra chỉ là cái áo rộng thùng thình chưa che được kín thân. Em đi làm được 2 ngày, ngày thứ 3, đến giờ làm chả thấy em đâu, ta lại phải bốc máy điện thoại, bên kia đầu sóng, em trả lời thản nhiên, em phải về quê với anh em, em không đi làm nữa. Ô, sao lạ vậy nhỉ? Ta bỗng thấy chán hơn.
5. Đấy là thói vô trách nhiệm, bội ước
Vâng, em là sinh viên năm 3 ĐH Kinh tế Quốc dân. Ôi tốt quá, em học cái ngành lo cho kinh tế cả một quốc gia cơ mà, vậy em lo cái quán bé xíu của anh chắc hẳn quá ok? Dạ, em sẽ cố gắng. Nhưng ta thầm nghĩ, học cái “vĩ đại” thế có khi lại không làm tốt cái nhỏ ấy chứ? Dao mổ trâu sao mổ được gà nhỉ? Em hẹn ngày đi làm hăng hái lắm. Rồi bỗng dưng em xin về quê ăn giỗ tận 5 ngày, sau đó dường như cỗ quê nhiều mỡ, đầu óc em bị bao bọc bởi mỡ nên lên Hà Nội em ỉu xìu, thôi em chả đi làm nữa. Quán ta lại tiếc ngẩn ngơ một ngôi sao chưa sáng đã tắt ngấm.
6. Đấy là thói học mà không hành
Anh ơi, em ra trường đi làm 1 năm rồi, công việc ở công ty khó khăn quá, em muốn xin đi làm thêm, bố mẹ em ở nhà bị bệnh gian nan lắm, anh giúp em nhé. Ồ, không sao em, không phải anh giúp mà là hợp tác làm việc thôi em, anh sẵn sàng.
Sau đó, phỏng vấn sâu hơn qua chat, tinh thần cuộc chat của em vẫn đầy khí chất đi làm, thế nhưng bỗng dưng cuối cuộc em lặng lẽ, kiệm lời, không nhắc đến ngày đi làm nữa, hỏi kỹ ta được em nói, người yêu em không đồng ý.
Quá tốt, em có người yêu thật vĩ đại, biết lo cho em. Ta hỏi, thế người yêu em làm gì? Dạ, người yêu em cũng mới ra trường, đang thuê trọ đi làm tạm thời. À, ra vậy, thế thì chàng ấy mới chỉ vĩ đại ở tư tưởng thôi em. Chàng ấy chưa phải chịu trách nhiệm gì với sự thành bại của em, cũng chưa thể cảm đau nỗi đau của bố, mẹ em đâu em ạ. Thôi, ta chúc em vượt qua khó khăn bởi tình yêu đó vậy. Ta bỗng cảm thấy hơi thương thương em vì sự ngây thơ.
7. Đó là thói thụ động và lệ thuộc
Ta chẳng kể hết được những trường hợp ta gặp, ta ngẫm ra đây. Có điều, ta nghĩ, cho dù thời thế có biến thiên, thì Đại học vẫn được khái niệm mĩ miều là nơi mà người dạy, người học có thể mang đến cho nhau một phương pháp tư duy, một phương pháp làm việc, một lý thuyết thích ứng cuộc sống, mà thời nay, người ta còn gọi là kỹ năng mềm.
Tựu chung lại, thói xấu của giới trẻ, có lẽ ở chỗ xa rời và coi thường kỹ năng mềm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét