Top page

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

“Kỹ năng” là khả năng thao tác, thực hiện một hoạt động nào đó. Có nhiều điều ta biết, ta nói được mà không làm được....

A. KỸ NĂNG SỐNG

Kỹ năng” là khả năng thao tác, thực hiện một hoạt động nào đó. Có nhiều điều ta biết, ta nói được mà không làm được. Như vậy, luôn có một khoảng cách giữa thông tin, nhận thức và hành động. Biết thuốc lá có hại nhưng bỏ thuốc lá rất khó vì rất khó thay đổi một hành vi, biết tập thể dục là rất tốt cho sức khỏe nhưng để có hành vi tập thể dục đều đặn thì là cả vấn đề.

Kỹ năng mềm và kỹ năng cứng

a. Thế nào là kỹ năng mềm?

- Kỹ năng "mềm" (soft skills) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng thuộc về trí tuệ cảm xúc (EQ) của con người như: một số nét tính cách (quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới), sự tế nhị, kỹ năng ứng xử, thói quen, sự lạc quan, chân thành, kỹ năng làm việc theo nhóm… Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến sự xác lập mối quan hệ với người khác. Những kỹ năng này là những thứ thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, nhưng không phải là kỹ năng đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Kỹ năng mềm quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.

b. Kỹ năng cứng

- Những kỹ năng “cứng” (hard skills) ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch, khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Kỹ năng này liên quan đến chỉ số thông minh (IQ) của cá nhân. Bạn nghĩ rằng người ta sẽ rất ấn tượng với hàng loạt các bằng cấp của bạn, một số lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao. Nhưng chỉ những điều đó thôi có thể không đủ để giúp bạn thăng tiến trong công việc. Bởi bên cạnh đó, bạn còn cần phải có cả những kỹ năng “mềm” vì thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này.

B. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM SINH LÝ CỦA HỌC SINH THPT

I. NHỮNG THAY ĐỔI VỀ MẶT SINH LÝ VÀ XÃ HỘI
1. Đặc điểm phát triển thể lực của học sinh THPT

- Tuổi đầu thanh niên là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể tuy còn kém so với người lớn. Thời kì này chấm dứt sự phát triển dữ dội mất cân đối của lứa tuổi học sinh và chuyển sang thời kì phát triển tương đối êm ả, cân đối về mặt thể chất. Việc thay đổi hoocmon và các điều kiện bên ngoài khác dẫn đến nhiều thay đổi trong cơ thể. Cụ thể ở các mặt như sau:

- Trọng lượng: trọng lượng của các em vẫn còn tăng rất nhanh, các em nam đã đuổi kịp và vượt qua các em nữ.
- Chiều cao: vẫn tiếp tục phát triển nhưng so với thiếu niên thì chiều cao của các em tăng chậm lại. Đa số các em nam đạt mức cao đầy đủ vào khoảng 17 hay 18 tuổi (chênh lệch trên hoặc dưới 10 tháng); Các em nữ đạt chiều cao ở 16 – 17 tuổi (chênh lệch trên hoặc dưới 13 tháng).
- Về lực cơ: thời kì này lực cơ của các em vẫn còn tiếp tục phát triển. Học sinh trai 16 tuổi đã có lực cơ gấp 2 lần so với 12 tuổi. Khoảng gần một năm sau khi kết thúc sự trưởng thành, các em có được lực cơ ngang với người lớn và tất nhiên là còn phụ thuộc vào di truyền, chế độ ăn uống và chế độ luyện tập hợp lý. Ở em trai, vai phát triển rất nở nang còn các em gái thì hông phát triển, làn da trở nên mịn và mềm mại hơn.
- Hệ thần kinh: cấu trúc của hệ thần kinh và chức năng của não phức tạp hơn, mặc dù thời kì này trọng lượng của não tăng không đáng kể. Số lượng các dây thần kinh liên hợp được tăng lên và liên kết các phần khác nhau của vỏ não lại, do đó các em có khả năng phát triển mạnh tư duy ngôn ngữ và những phẩm chất ý chí khác. Bộ não của các em phục hồi nhanh hơn so với người lớn. Tuy nhiên về việc tiếp thu một ngoại ngữ thì khả năng của các em càng ngày càng giảm, đặc biệt là khi trưởng thành. Nếu các em được học ngoại ngữ từ lúc nhỏ thì các em có khả năng nói ngoại ngữ như một người bản địa.
- Hệ xương: căn bản đã cốt hoá xong, do vậy các em trông tương đối rắn rỏi và có thể tham gia vào những việc tương đối nặng của người lớn.
- Hệ tuần hoàn: ở lứa tuổi thanh niên học sinh, sự phát triển hệ tuần hoàn trở nên ôn hòa và phát triển một cách cân bằng.
- Giới tính: đa số các em đã kết thúc tuổi dậy thì, những dấu hiệu của giới tính được phát triển làm cho bề ngoài của nam và nữ thay đổi một cách rõ rệt. Có trường hợp dậy thì đến muộn nhưng lại diễn ra nhanh, còn cũng có những trường hợp khác lại kéo dài làm cho các em trông giống với thiếu niên (thường ở các em nam nhiều hơn).
Tóm lại: các em ở tuổi thanh niên học sinh đã đạt đến mức trưởng thành về mặt cơ thể. Vào lứa tuổi này, chấm dứt giai đoạn khủng hoảng của thời kỳ phát dục để chuyển sang thời kỳ ổn định hơn, cân bằng hơn xét trên bình diện hoạt động hưng phấn và ức chế của cơ quan thần kinh cũng như các mặt khác về phát triển thể chất. Các em có sức lực dồi dào, bắp thịt nở nang, thân hình cân đối, rất khoẻ mạnh và đẹp. Sự hoàn thiện về mặt cơ thể như vậy có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý ở lứa tuổi này.

2. Nảy sinh cảm nhận về “tính chất người lớn” của bản thân

- Cảm nhận về "tính người lớn" của chính bản thân mình là một trong những nét tâm lý đặc trưng xuất hiện trong giai đoạn chuyển từ lứa tuổi thiếu niên sang tuổi thanh niên. Thực tiễn cho thấy rằng sự nảy sinh cảm nhận đó ở lứa tuổi thanh niên là một trong những yếu tố tâm lý góp phần tạo nên những mối quan hệ bất bình ổn giữa thầy cô và học sinh cái, làm cho tần số giao tiếp giữa thầy cô và học sinh cái giảm xuống và thay vào đó là nhu cầu giao tiếp của thanh niên với bạn đồng lứa tăng lên.
- Bước sang tuổi thanh niên các em có cảm nhận rõ rệt rằng mình đã lớn hay mình cũng gần giống người lớn, sắp trở thành người lớn. Ranh giới giữa tuổi thanh niên và tuổi người lớn trong học sinh mắt của thanh niên không phải bao giờ cũng hiện lên một cách rõ ràng. Trong quan hệ với học sinh nhỏ tuổi hơn hay trong quan hệ với các bạn đồng lứa, thanh niên có xu hướng cố gắng thể hiện mình như những người đã lớn. Họ hướng tới các giá trị của người lớn, so sánh mình với người lớn, mong muốn được tự lập, tự chủ trong giải quyết các vấn đề của riêng họ. Tuy nhiên thực tiễn cuộc sống đã đưa thanh niên vào một hoàn cảnh đầy mâu thuẫn. So sánh mình với người lớn, học sinh cấp III hiểu rằng mình vẫn còn nhỏ, còn phụ thuộc. Nếu như học sinh ở lứa tuổi trước đó sẵn sàng chấp nhận quan hệ người lớn - học sinh học sinh, thì đối với thanh niên tính chất như vậy trong quan hệ giữa họ với người lớn được họ coi như là không bình thường. Thanh niên cố gắng khắc phục kiểu quan hệ này. Như vậy, ở lứa tuổi này, xuất hiện một mâu thuẫn giữa ý muốn chủ quan và hiện thực khách quan: muốn trở thành người lớn song thanh niên ý thức được rằng mình chưa đủ khả năng. Mâu thuẫn này đã tạo ra những thay đổi lớn trong lĩnh vực tình cảm của lứa tuổi thanh niên. Những nghiên cứu về tính cách thanh niên bằng các trắc nghiệm TAT và Rorschach cho thấy rằng tính hay lo lắng đã tăng từ độ tuổi 12 đến độ tuổi 16. So với các lứa tuổi trước đó, mức độ lo lắng trong giao tiếp với mọi người (với bạn bè, thầy cô giáo, người lớn…) ở lứa tuổi thanh niên cao hơn hẳn và đặc biệt cao trong giao tiếp với bố mẹ hay với những người lớn mà thanh niên cảm thấy bị phụ thuộc. Theo thói quen thông thường trong quan hệ với học sinh cái đã bước vào tuổi thanh niên, các bậc thầy cô vẫn thường xem họ như những đứa học sinh mà ít chú ý đến nhu cầu nội tâm của chúng. Kiểu quan hệ mang tính sai khiến, áp đặt cứng nhắc hoặc những biểu hiện tình cảm mẹ - học sinh thái quá đối với lứa tuổi này thường gây ra những hậu quả không mong đợi. Ở lứa tuổi này các biểu hiện rối loạn nhân cách tăng lên rõ rệt và trong phần lớn các trường hợp, chúng có nguồn gốc sâu xa trong các quan hệ thầy cô - học sinh cái, quan hệ thầy - trò không thuận lợi.
- Trên cơ sở phát triển sinh lý, mức độ chín muồi của quá trình phát triển các đặc điểm sinh lý của giới, sự cảm nhận về tính chất người lớn của bản thân mình ở thanh niên không phải là một cảm nhận chung chung mà liên quan chặt chẽ với việc gắn kết mình vào một giới nhất định. Từ nhận thức đó ở thanh niên nam (nữ) dần dần hình thành những nhu cầu, động cơ, định hướng giá trị, các quan hệ và các kiểu loại hành vi đặc trưng cho mỗi gia đình.

3. Sự phát triển tự ý thức

- Vị thế xã hội của lứa tuổi đầu thanh niên có nhiều thay đổi so với lứa tuổi trước đó. Một mặt các quan hệ xã hội của thanh niên được mở rộng. Trong các quan hệ đó người lớn, kể cả thầy cô giáo và bố mẹ đều nhìn nhận thanh niên như những người "chuẩn bị thành người lớn và đòi hỏi họ phải có các cách ứng xử phù hợp với vị thế của mình. Mặt khác, khác với học sinh lớp dưới, học sinh cuối trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông đứng trước một thách thức khách quan của cuộc sống đó là phải chuẩn bị lựa chọn cho mình một hướng đi sau khi tốt nghiệp phổ thông, phải xây dựng cho mình một cuộc sống độc lập trong xã hội… Những thay đổi trong vị thế xã hội, sự thách thức khách quan của cuộc sống dẫn đến sự xuất hiện ở lứa tuổi thanh niên những nhu cầu về hiểu biết thế giới, hiểu biết xã hội và các chuẩn mực quan hệ người - người, hiểu mình và tự khẳng định mình trong xã hội...
- Bước sang tuổi thanh niên, các chức năng tâm lý của con người cũng có nhiều thay đổi, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển trí tuệ hay khả năng tư duy. Các nghiên cứu tâm lý học cho thấy rằng hoạt động tư duy của thanh niên rất tích cực và có tính độc lập, tư duy lý luận phát triển mạnh. Thanh niên có khả năng và rất ưa thích khái quát các vấn đề. Sự phát triển mạnh của tư duy lý luận liên quan chặt chẽ với khả năng sáng tạo. Nhờ khả năng khái quát, thanh niên có thể tự mình phát hiện ra những cái mới. Với họ điều quan trọng là cách thức giải quyết các vấn đề được đặt ra chứ không phải là loại vấn đề nào được giải quyết. Học sinh trung học phổ thông đánh giá các bạn thông minh trong lớp không dựa vào điểm số mà dựa vào cách thức giải bài tập. Họ có xu hướng đánh giá cao các bạn thông minh và những thầy cô có phương pháp giảng dạy tích cực, tôn trọng những suy nghĩ độc lập của học sinh, phê phán sự gò ép, máy móc trong phương pháp sư phạm.
- Trên cơ sở các điều kiện khách quan và chủ quan nêu trên tự ý thức của thanh niên được phát triển.
- Khi nghiên cứu khả năng đánh giá con người của thanh niên, nhiều nhà tâm lý học nhận thấy rằng khi đánh giá con người, nếu như thiếu niên thường nêu lên những đặc điểm mang tính nhất thời liên quan đến những hoàn cảnh cụ thể trong các mối quan hệ với bố mẹ hoặc thầy cô giáo, thì thanh niên chú ý nhiều hơn đến những phẩm chất nhân cách có tính bền vững như các đặc điểm trí tuệ, năng lực, tình cảm, ý chí, thái độ đối với lao động, quan hệ với những người khác trong xã hội… Từ chỗ nhìn nhận được những phẩm chất mang tính khái quát của người khác, dần dần con người tự phát hiện ra thế giới nội tâm của bản thân mình. Các em ở lứa tuổi thiếu niên cảm nhận được các rung động của bản thân và hiểu rằng đó là trạng thái "cái tôi" của mình. Song nhờ tư duy khái quát phát triển trên cơ sở tiếp thu các tri thức chung mang tính phương pháp luận, thanh niên ý thức được các mối quan hệ giữa các thuộc tính tâm lý và các phẩm chất nhân cách, có khả năng tạo được một hình ảnh “cái tôi" trọn vẹn và đầy đủ hơn để từ đó xây dựng các mối quan hệ với người khác và với chính mình.
- Biểu tượng về "cái tôi" trong giai đoạn đầu của lứa tuổi thanh niên thường chưa thật rõ nét. Do đó, tự đánh giá về bản thân không ổn định và có tính mâu thuẫn. Tôi trong biểu tượng của tôi rất tuyệt vời song thanh niên cũng dễ rơi vào trạng thái nghi ngờ điều đó. Nhu cầu giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp với bạn bè đồng lứa phát triển mạnh ở lứa tuổi này đã thực hiện một chức năng quan trọng là giúp thanh niên dần hiểu mình rõ hơn, đánh giá bản thân chính xác hơn thông qua những cuộc trao đổi thông tin, trao đổi các đánh giá về các hiện tượng mà họ quan tâm.
- Thông thường, biểu tượng về cái tôi được hình thành theo hướng các thuộc tính tâm lý của con người như một cá thể được nhận biết sớm hơn các thuộc tính nhân cách. Ở giai đoạn đầu, thanh niên rất nhạy cảm với những đặc điểm của hình thức thân thể. Họ so sánh mình với người khác qua các đặc điểm bên ngoài. Một hiện tượng rất thường gặp là học sinh trung học phổ thông bắt chước thầy cô giáo mà họ yêu quý hay một người mẫu lý tưởng nào đó mà họ chọn cho mình, từ cách ăn mặc, cử chỉ, dáng đi. Trong giai đoạn phát triển tiếp theo các đặc điểm nhân cách như ý chí, tình cảm, trí tuệ, năng lực, mục đích sống... ngày càng có ý nghĩa, tạo nên một hình ảnh "cái tôi” có chiều sâu, có hệ thống, chính xác và sống động hơn.
- Ý thức về cái tôi rõ ràng và đầy đủ hơn đã làm cho thanh niên có khả năng lựa chọn, học sinh đường tiếp theo, đặt ra vấn đề tự khẳng định và tìm kiếm vị trí cho riêng mình trong cuộc sống chung.
Nói chung, học sinh lứa tuổi này hay xem xét vẻ bên ngoài của mình vì chúng cho rằng điều này có thể tạo cho mình uy tín và sự mến phục trong bạn bè cùng tuổi, cho nên nhiều em lo lắng về vẻ bên ngoài của mình nếu như nó không bình thường… Và trong đánh giá những phẩm chất của cá nhân, thanh niên thường khao khát muốn hiểu họ là người như thế nào, xứng đáng với cái gì và có năng lực gì. Để tự đánh giá, thanh niên thường:
- So sánh mức độ kì vọng của mình với kết quả đạt được (nếu tôi không xông vào hoàn cảnh khó khăn, có nghĩa tôi là kẻ hèn nhát…). Ví dụ: nhiều hành vi phi lôgic theo quan điểm của người lớn là sự càn quấy, sự ngang tàng, nhưng thanh niên giải thích chủ yếu không phải là do nguyện vọng muốn được nổi bật mà chủ yếu rằng chính nhu cầu muốn tự kiểm tra tính quả quyết, tính can đảm của mình…
- So sánh về mặt XH, đối chiếu ý kiến của những người xung quanh về bản thân mình.
Tuy nhiên tự đánh giá của thanh niên có thể có sai lầm. Đánh giá bản thân một cách khách quan không phải đơn giản và thường là đánh giá người khác bao giờ cũng dễ hơn đánh giá chính mình.

4. Sự hình thành thế giới quan

- Lứa tuổi đầu thanh niên là lứa tuổi quyết định của sự hình thành thế giới quan. Cơ sở của thế giới quan hình thành sớm hơn nhiều. Thế giới quan được bắt đầu từ sự lĩnh hội thực tế những thói quen đạo đức, những tâm thế, những thiện cảm và ác cảm xác định mà về sau sẽ được ý thức và được kết lại thành hình thức mới của những chuẩn mực và nguyên tắc nhất định của hành vi. Ngoài ra, những thay đổi trong vị thế xã hội, trình độ phát triển của tư duy lý luận và hơn nữa một khối lượng tri thức lớn mang tính phương pháp luận về các quy luật của tự nhiên, xã hội mà thanh niên tiếp thu được trong nhà trường đã giúp họ thấy được các mối liên hệ quan hệ giữa các tri thức khác nhau, giữa các thành phần của thế giới. Đối với thanh niên, biểu tượng chung về thế giới có một ý nghĩa nhân cách rất rộng, nó gắn liền với nhu cầu tìm kiếm một chỗ đứng cho riêng mình trong xã hội, tìm kiếm một hướng đi, một nghề nghiệp, một dự định cho cuộc sống của họ. Hơn nữa vào giai đoạn phát triển tương đối cao, khi cá nhân có những tri thức nhất định thì ở nhân cách mới nảy sinh nhu cầu đưa những nguyên tắc này vào một hệ thống toàn vẹn xác định. Sự biến chuyển này cho phép cá nhân không những chỉ hiểu thế giới xung quanh mà còn đánh giá được thế giới, xác định được thái độ của mình đối với thế giới ấy.
- Thế giới quan là hệ thống những quan điểm về tự nhiên, về xã hội, về những nguyên tắc và quy tắc cư xử, định hướng giá trị của con người…
- Để chuẩn bị bước vào đời, thanh niên thường trăn trở với các câu hỏi về ý nghĩa và mục đích cuộc sống, về cách xây dựng một kế hoạch sống có hiệu quả, về việc lựa chọn nghề nghiệp cho phù hợp và có ý nghĩa… Để giải đáp các câu hỏi này, khả năng nhận thức, đánh giá cũng như khả năng thực tiễn của mỗi cá nhân rất khác nhau, thể hiện đặc biệt rõ khoảng cách giữa sự phát triển tự phát và sự phát triển có hướng dẫn của giáo dục với nghĩa rộng của khái niệm này. Ở nước ta hiện nay, khi mà các giá trị xã hội có nhiều biến động, không ít thanh niên chưa xác định được ý nghĩa của cuộc sống, không có định hướng nghề nghiệp rõ nét và do đó cũng không thể lập được cho bản thân một kế hoạch đường đời cụ thể. Hiện tượng này tồn tại không phải đơn thuần do trình độ phát triển tâm lý ở lứa tuổi thành niên chưa chín muồi, mà quan trọng hơn là do những khiếm khuyết trong giáo dục ở nhà trường, gia đình và trong xã hội (thông qua các ấn phẩm sách báo, văn hóa, nghệ thuật…). Sự hướng dẫn, giảng giải, giúp đỡ bằng các biện pháp cụ thể để giúp thanh niên đạt đến “miền phát triển gần” (L.S. Vygotsky) là điều quan trọng để hình thành thế giới quan đúng đắn cho thanh niên học sinh.
- Một trong các khía cạnh quan trọng của quá trình hình thành thế giới quan ở lứa tuổi thanh niên là trình độ phát triển ý thức đạo đức. Các nghiên cứu tâm lý học cho thấy rằng thế giới quan về lĩnh vực đạo đức bắt đầu hình thành ở con người từ tuổi thiếu niên. Các em thiếu niên biết đánh giá phân loại hành vi của bản thân và của người khác theo các phạm trù đạo đức khác nhau và có khả năng đưa ra những chính kiến tương đối khái quát của riêng mình về các vấn đề đạo đức… Song sang tuổi thanh niên ý thức đạo đức đã phát triển lên một bậc cao hơn cả về mặt nhận thức tình cảm và hành vi. Về mặt nhận thức thanh thiên không chỉ có khả năng giải thích một cách rõ ràng các khái niệm đạo đức, quy chúng vào một hệ thống nhất định, thể hiện một trình độ khát quát cao hơn mà ở họ còn xuất hiện một cách có ý thức nhu cầu xây dựng các chính kiến đạo đức của riêng mình về các vấn đề mà cuộc sống đặt ra. Ở khía cạnh tình cảm, các chuẩn mực đạo đức đã có được những ý nghĩa riêng tư đối với thanh niên, nhờ đó các hành vi tương ứng với các chuẩn mực đạo đức nhất định có thể khơi dậy ở họ những xúc cảm đặc biệt. Nói cách khác, ở lứa tuổi thanh niên, niềm tin, đạo đức đã bắt đầu hình thành. Sự hình thành niềm tin đạo đức biến thanh niên từ chỗ là người chấp nhận, phục tùng các chuẩn mực đạo đức trở thành chủ thể tích cực của chúng. Điều này thể hiện đặc biệt rõ trong việc tìm kiếm hình mẫu lý tưởng. Học sinh nhỏ tuổi tiếp nhận hình mẫu lý tưởng xuất phát từ tình cảm khâm phục một con người cụ thể và khi đó hình mẫu lý tưởng sẽ chi phối hành vi đạo đức của các em. Như vậy ở một mức độ nhất định có thể coi hình mẫu lý tưởng là nguồn gốc hình thành ý thức đạo đức của học sinh nhỏ tuổi. Tình hình này khác hẳn đối với học sinh trung học phổ thông. Các em học sinh trung học phổ thông tìm kiếm hình mẫu lý tưởng một cách có ý thức… Hình ảnh một con người cụ thể chỉ là phương tiện để các em gửi gắm những nguyên tắc, những biểu tượng đạo đức mà các em tiếp nhận.
-Tuy nhiên từ lâu các nhà tâm lý học đã nhận thấy mâu thuẫn bên trong ý thức đạo đức ở lứa tuổi thanh niên. Trong các đánh giá của mình, thanh niên có thể rất cứng nhắc tuân theo các chuẩn mực đạo đức mà các em đã tiếp nhận song đồng thời lại cũng nghi ngờ về tính đúng đắn của chúng. Để lý giải điều này, có thể cho rằng lứa tuổi thanh niên vẫn là lứa tuổi mà ý thức đạo đức đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành. Mặt khác về phương diện trí tuệ thanh niên đã hiểu được tính tương đối của các chuẩn mực. Sự nghi ngờ dẫn đến việc phải xem lại các chuẩn mực đạo đức của xã hội và thể hiện trong thao tác tìm kiếm, nghiên cứu, học hỏi tiếp thu…để xep tiếp vui lòng click vào Tải file đính kèm bên dưới.

Bài viết: Nguyễn Bửu Em
http://haugiang.edu.vn/thpttanphu/news/new6805/giao-duc-ky-nang-song-cho-hoc-sinh-trung-hoc-pho-thong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét