Bà Pratibha Patil - Tổng thống Ấn Độ trao huy chương Fields - giải thưởng toán học cao quý nhất thế giới cho GS Ngô Bảo Châu.
Vương miện mới của tri thức
12 giờ 55 ngày 19-8 (giờ Việt Nam), tại phiên khai mạc Hội nghị Toán học thế giới lần thứ 26 (ICM-26) ở Trung tâm Hội nghị quốc tế Hyderabad, thành phố Hyderabad - bang Andhra Pradesh (Ấn Độ), Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil đã chính thức trao giải thưởng Fields danh giá cho GS Ngô Bảo Châu - nhà toán học 38 tuổi của VN và ba nhà toán học khác gồm Elon Lindenstrauss (Israel), Stalislav Smiarnov (Nga) và Cedric Villani (Pháp).
Tờ India Times mô tả: Cả khán phòng đã vang dội tiếng vỗ tay khi GS Ngô Bảo Châu điềm tĩnh bước lên nhận giải thưởng cao quý này. Trong khi đó, nhiều bạn quốc tế tham dự hội nghị đã đến bắt tay chúc mừng đoàn Việt Nam.
12 giờ 55 ngày 19-8 (giờ Việt Nam), tại phiên khai mạc Hội nghị Toán học thế giới lần thứ 26 (ICM-26) ở Trung tâm Hội nghị quốc tế Hyderabad, thành phố Hyderabad - bang Andhra Pradesh (Ấn Độ), Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil đã chính thức trao giải thưởng Fields danh giá cho GS Ngô Bảo Châu - nhà toán học 38 tuổi của VN và ba nhà toán học khác gồm Elon Lindenstrauss (Israel), Stalislav Smiarnov (Nga) và Cedric Villani (Pháp).
Tờ India Times mô tả: Cả khán phòng đã vang dội tiếng vỗ tay khi GS Ngô Bảo Châu điềm tĩnh bước lên nhận giải thưởng cao quý này. Trong khi đó, nhiều bạn quốc tế tham dự hội nghị đã đến bắt tay chúc mừng đoàn Việt Nam.
GS Ngô Bảo Châu được nhận Giải thưởng Fields là nhờ những thành tựu nghiên cứu Toán học xuất sắc, tiêu biểu là công trình “Chứng minh Bổ đề cơ bản thuộc Chương trình Langlands”. Giải thưởng này do nhà toán học người Canada John Charles Fields sáng lập.
Vào năm 1936, Giải thưởng Fields lần đầu tiên được trao tặng cho nhà toán học người Phần Lan Lars Ahlhos và nhà toán học người Mỹ Jesse Doughlas. Nước Đức không những là một cường quốc về khoa học mà còn về Toán học, nhưng trong toàn bộ hơn 70 năm kể từ khi Fields ra đời, Đức mới chỉ duy nhất một lần nhận giải thưởng này. Trong khi đó, cả châu Á chỉ có 3 giải và đều thuộc về Nhật Bản (vào các năm 1954, 1970 và 1990). Châu Mỹ Latinh và châu Phi đều chưa có giải.
Năm 2002, Trung Quốc từng tuyên bố không tiếc đầu tư tiền của hay công sức để nền Toán học nước này có được một Giải thưởng Fields song hiện Trung Quốc vẫn chưa thể có được một lần.
Đến nay trên thế giới mới chỉ có 48 nhà toán học được nhận giải Fields. Các quốc gia từng nhận giải thưởng này là Mỹ, Pháp, Phần Lan, Na Uy, Anh, Thụy Điển, Italia, Bỉ, Đức, Liên Xô (cũ), Australia, New Zealand, Nga, Nhật Bản và lần này là Việt Nam.
Vượt qua bức rào chắn suốt 30 năm
Các nhà toán học thế giới đã thở phào nhẹ nhõm khi GS Ngô Bảo Châu chứng minh được toàn bộ “Bổ đề cơ bản” thuộc Chương trình Langlands.
Bổ đề cơ bản của Langlands là một bổ đề khó chứng minh đến mức trong suốt 30 năm qua, nhiều nhà toán học hàng đầu, kể cả cá nhân nhà toán học Robert Langlands (người đã đưa ra lý thuyết này), đã ra sức lao vào giải quyết nhưng đều thất bại.
Năm 2003, khi bài Toán đang hết sức khó khăn thì GS Ngô Bảo Châu đã đề xuất cách giải với một nhà toán học danh tiếng của Pháp là GS Gérard Laumon. Thoạt đầu vị giáo sư Pháp không tin nhưng cuối cùng cũng bị thuyết phục bởi những lý lẽ hùng hồn của Ngô Bảo Châu.
Về sau, GS Laumon đã cùng Ngô Bảo Châu triển khai đề tài đó ngay tại Việt Nam trong một dịp GS Laumon đến thăm Viện Toán học tại Hà Nội.
Hai thầy trò đã kết thúc bài chứng minh vào năm 2004 và cùng vinh dự được nhận Giải thưởng Clay với công trình chứng minh “Bổ đề cơ bản thuộc Chương trình Langlands”.
Tại lễ trao Giải thưởng Fields, GS Ngô Bảo Châu đã nhận giải thưởng gồm Huy chương Vàng và tiền mặt trị giá 14.500USD.
Vào năm 1936, Giải thưởng Fields lần đầu tiên được trao tặng cho nhà toán học người Phần Lan Lars Ahlhos và nhà toán học người Mỹ Jesse Doughlas. Nước Đức không những là một cường quốc về khoa học mà còn về Toán học, nhưng trong toàn bộ hơn 70 năm kể từ khi Fields ra đời, Đức mới chỉ duy nhất một lần nhận giải thưởng này. Trong khi đó, cả châu Á chỉ có 3 giải và đều thuộc về Nhật Bản (vào các năm 1954, 1970 và 1990). Châu Mỹ Latinh và châu Phi đều chưa có giải.
Năm 2002, Trung Quốc từng tuyên bố không tiếc đầu tư tiền của hay công sức để nền Toán học nước này có được một Giải thưởng Fields song hiện Trung Quốc vẫn chưa thể có được một lần.
Đến nay trên thế giới mới chỉ có 48 nhà toán học được nhận giải Fields. Các quốc gia từng nhận giải thưởng này là Mỹ, Pháp, Phần Lan, Na Uy, Anh, Thụy Điển, Italia, Bỉ, Đức, Liên Xô (cũ), Australia, New Zealand, Nga, Nhật Bản và lần này là Việt Nam.
Vượt qua bức rào chắn suốt 30 năm
Các nhà toán học thế giới đã thở phào nhẹ nhõm khi GS Ngô Bảo Châu chứng minh được toàn bộ “Bổ đề cơ bản” thuộc Chương trình Langlands.
Bổ đề cơ bản của Langlands là một bổ đề khó chứng minh đến mức trong suốt 30 năm qua, nhiều nhà toán học hàng đầu, kể cả cá nhân nhà toán học Robert Langlands (người đã đưa ra lý thuyết này), đã ra sức lao vào giải quyết nhưng đều thất bại.
Năm 2003, khi bài Toán đang hết sức khó khăn thì GS Ngô Bảo Châu đã đề xuất cách giải với một nhà toán học danh tiếng của Pháp là GS Gérard Laumon. Thoạt đầu vị giáo sư Pháp không tin nhưng cuối cùng cũng bị thuyết phục bởi những lý lẽ hùng hồn của Ngô Bảo Châu.
Về sau, GS Laumon đã cùng Ngô Bảo Châu triển khai đề tài đó ngay tại Việt Nam trong một dịp GS Laumon đến thăm Viện Toán học tại Hà Nội.
Hai thầy trò đã kết thúc bài chứng minh vào năm 2004 và cùng vinh dự được nhận Giải thưởng Clay với công trình chứng minh “Bổ đề cơ bản thuộc Chương trình Langlands”.
Tại lễ trao Giải thưởng Fields, GS Ngô Bảo Châu đã nhận giải thưởng gồm Huy chương Vàng và tiền mặt trị giá 14.500USD.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét